26 tháng 1 2014

Mùa xuân đi trùng tu "cái gốc"


TTC - Một trong những việc cần làm ngay của mấy ông trong những ngày trù bị đón tết là hớt tóc. Cái mới luôn được chào đón vào những ngày xuân bởi nó mang lại một xê-ri hy vọng đổi xế, đổi ghế, đổi nhà, đổi đời… ai cần cái nào mơ cái ấy.
“Trẻ hóa” cái đầu
Bởi vậy nên bận gì, bét nhất đến chiều ba mươi tết là mấy ông phải xin cái hẹn với tiệm hớt tóc (có khi phải gọi điện hẹn trước vì quá tải). Mấy tiệm hớt thường kiêm luôn cạo râu, lấy ráy tai, tỉa lông mũi, nếu ưng thì khách sẽ được phục vụ trọn gói dịch vụ “giá trị gia tăng” gội đầu,mát-xa, tẩy mụn, nhổ tóc sâu, nhuộm tóc. Nhiều ông thường ngày đi hớt tóc mà nghe cô cậu “kỹ thuật viên” tư vấn tẩy mụn là sừng sộ: “Mấy chục tuổi đời, mặt dày như cái thớt, mụn mọc sao nổi mà tẩy?”, nhưng năm mới tết đến thì đề nghị này lại nghe hợp lý: trước là tẩy trần cặn bã, tế bào da chết, sau là phong quang mặt mũi lấy hên, năm mới nở mày nở mặt.
Ngoài khoản mụn, mấy ông sồn sồn còn được tiếp cận một dịch vụ “cưa sừng làm nghé” hấp dẫn khác: Nhuộm tóc. Mục này rất dễ rù quến những ông đầu hai thứ tóc bởi nó đánh trúng điểm yếu thiên bẩm “sợ làm người cao tuổi” khi người ta có tuổi. Chỉ cần mấy câu tỉ tê kích cầu: “đầu chú muối nhiều hơn tiêu, nhuộm đi, nửa tiếng là trẻ lại mười tuổi, tha hồ mấy em gọi chú bằng anh” là lắm ông xiêu lòng.
Làm mới nhân diện đón xuân là nhu cầu chính đáng, chỉ hiềm vì nó mà nhiều ông phải ngậm đắng nuốt cay vì lỡ “giao trứng cho ác”. Lợi dụng lúc khách hàng lim dim, nhiều bác phó cạo xấu bụng chơi dầu gội hàng chợ, thuốc nhuộm Hồng Kông bên hông Chợ Lớn, rồi nổ um trời hàng hiệu đắt xắt ra miếng hét giá trên trời. Nhiều ông nghe lời đường mật gật đại trọn gói dịch vụ, cái nào cái nấy xoèn xoẹt cho có, nhưng đến khi nhận “biu” tính tiền mới té ngửa đắt gấp mấy chục lần ngày thường. Mất tiền mà sản phẩm xứng đáng thì chẳng việc gì phải xoắn, ngặt nỗi, viện cớ ngày tết khách đông, nhiều nhà tạo mẫu tóc chơi bài ẩu. Quí ông bị thợ “chơi” thuốc nhuộm dởm, chỉ đẹp và bóng vài ngày, đến chiều mùng hai là đã bắt đầu lộ “lỗi hệ thống” nham nhở đầu, mình, gốc tóc mỗi chỗ một tông màu. Có ông gặp phải tay ngang, chủ quan không “nghiệm thu công trình” kỹ, mãi tới sáng mùng một soi gương chuẩn bị đi xông đất mới cay đắng nhận ra hai cái “bát” bên thấp bên cao!
Tốn tiền mà lành lặn, đi sao về vậy vẫn còn hên. Nhiều ông sau đợt trung đại tu cái đầu ăn tết rồi rước bệnh vào người, nhẹ như dị ứng dầu gội, gel tẩy, thuốc nhuộm, nặng thì thành “sát thủ đầu mưng mủ”, viêm da, viêm chân lông, viêm tai giữa. Thảm nữa là mấy ông bị chú phó cạo… lấy sẹo trên mặt coi như đi tong mấy ngày tết vì lo đứng lo ngồi bị SIDA.
Dù sao, ngày xuân đi hớt tóc cũng là một cái thú. So với những tai bay vạ gió đã kể thì đa phần các ông đều công nhận hớt tóc đón xuân bao giờ cũng “phê” hơn ngày thường.
Gia cố “bộ xay xát”
Lời khuyên kinh điển của mọi nha sĩ là kiểm tra nha khoa định kỳ, ít nhất mỗi “lục cá nguyệt”/năm. Bấy nhiêu cũng chẳng bỏ bèn, vậy mà tình thiệt hỏi kỹ chẳng mấy ai bảo đảm chỉ tiêu. Lý do muôn thuở vẫn là “hổng có thời gian” kèm tật xấu coi thường sức khỏe răng miệng.
Răng - một tập thể cơ quan trọng yếu, cứng cỏi, vừa có tiếng có miếng. Miếng đã rõ: chủ ăn gì là bộ xay xát xơi trước rồi mới đến bộ đồ lòng. Tiếng rõ chẳng kém: mở miệng phun châu nhả ngọc thì hàm răng ăn nói trước, lỡ mất một vị trí “hàng tiền đạo” hẳn ai cũng cảm được sức nặng của sự trống vắng. Nhiều gia chủ để cho sâu răng, viêm lợi, scorbut (chảy máu chân răng do thiếu vitamin C) âm thầm diễn biến đến khi phát hiện thì nội tình đã bí bét.
Nhiều người nghĩ kiểm tra nha khoa chỉ là việc soát xét giàn răng mà quên các bác sĩ bộ Nha còn lãnh ấn tiên phuông chăm sóc nướu răng, vòm miệng và các vấn đề phát sinh. Bệnh của nướu, lỡ mệnh hệ gì còn tệ hơn việc còn mất một cái răng, có khi toi cả hàm (tụt lợi). Một mục hệ trọng khác là hơi thở miệng. Bất kỳ ai, sểnh một tí là hơi thở từ “cửa khẩu” sẽ làm khổ cái mũi của người đối diện ngay. Mấy ông “ống khói tàu” càng cần nhín chút thời gian thăm hỏi nha sĩ, không chỉ với vấn đề “văn thể mỹ” (hàm răng ám khói, hôi miệng kinh niên) mà cả cơ hội sống còn như ung thư vòm họng, thanh quản…
Y học đang đưa vào diện tình nghi mối tình thâm giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tim, bệnh “trên bảo dưới không nghe” của các ông và xa hơn là cả tuổi thọ. Không khó nhận ra dân ta không quan tâm chăm sóc “sức khỏe nụ cười”. Mỗi đêm cứ nhìn trên TV là thấy không ít những nhân vật được phỏng vấn (có cả nghệ sĩ và quan chức) với bộ răng xỉn màu, ám khói, xộc xệch đội hình...
Không phải tôi “kích cầu” cho mấy ông bác sĩ nha khoa, nhưng rõ ràng việc khám định kỳ răng miệng là lợi đủ đường. Vấn đề là nếu không đưa chương trình “đi vào cuộc sống” thì có thể cậy nàng Xuân nói vào. Thời gian rảnh rỗi, hậu cần (lương, thưởng) rủng rỉnh, cộng với động lực “tống cựu nghênh tân” thì sao không nhân đà năm mới tết đến xin cái hẹn với bác sĩ nha khoa? Chỉ mất một buổi làm sạch mảng bám răng, trám lại lỗ “đầu cầu” sâu răng, nhận vài lời khuyên ngon bổ về chăm sóc răng miệng để có được một hàm răng tinh tươm, bộ nướu săn chắc, hơi thở thơm tho, gộp lại cho một nụ cười “nu
mber one” - trước là ăn tết, sau xài cả năm, khác chi “được ăn, được nói, được gói mang về”.BS ĐỖ MINH TUẤN

Stress - Bệnh của mọi nhà


Stress có thể nhô ra từ bất kỳ ngõ ngách cuộc sống, ngay cả trong gia đình. Trớ trêu, nơi được mệnh danh là thành trì kháng stress lại trở thành... ổ bệnh.
Hậu phương thành… mặt trận

Bệnh tâm thần (trầm cảm, loạn thần hưng – trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách…) bao giờ cũng khởi đầu bằng những bước dò dẫm, gọi chung là vấn đề sức khỏe tâm thần. Không còn nhiều để nói khi bệnh đã rồi, nên có lẽ cần tốn giấy mực hơn cho khúc “tiền khả thi”. Thủ phạm có nhiều, nội sinh, ngoại sinh đều có, đáng kể là những tác động tinh thần tiêu cực mà ta hay gọi chung là stress xấu.

Có thể kể không hết những cú stress ra đời từ chính tế bào xã hội. Ngoài cú sốc nghìn cân “sinh ly tử biệt” thì đòn cân não nện vào đầu nạn nhân chủ yếu giáng từ bốn thế: thất vọng, bất mãn, buồn chán và tự ti.

Ngay trong boong-ke của mình, đàn ông lại là nạn nhân dễ bị “chấn thương sọ não” tinh thần nhất, từ chuyện vợ con đến nếp ăn nếp ở trong nhà. Một bà vợ mè nheo không biết mệt, một cô vợ cuồng tín shopping, một cậu quý tử sành điệu xem bố mẹ là mô gò cản lối, một cô gái rượu vừa đôi chín đã đôi ba lượt “sống thử”… đều có thể mỗi vị một chùy hạ “nốc-ao” ông bố.

Tất nhiên, giới tính người bị hại có thể đảo chiều. Một quý cô nâng khăn sửa túi nhầm anh chồng là đệ tử chân truyền “Lưu Linh giáo” hay có tài dạy vợ bằng… quyền cước, sẽ là ứng viên hứa hẹn của mọi phòng khám chuyên khoa tâm thần.

Bất kỳ trụ cột nào cũng có nhu cầu được những thành viên còn lại thể hiện sự tôn trọng. Thế nhưng, không thiếu ông bố, bà mẹ bị kẻ “dưới quyền” coi như pha hoặc nhìn họ như những ông cốt bà tượng hữu danh vô thực.

Anh Đ. Khánh (TP.HCM) phải xin cái hẹn với bác sĩ tâm thần bởi sau đợt “giảm biên chế” của công ty mà anh là ứng viên, anh luôn khổ sở với cô vợ hay đặt chồng lên bàn cân với “đối trọng” là vị đại gia nhà bên mới ngoài ba mươi đã sự nghiệp lẫy lừng, vợ đeo vàng đỏ tay, con học trường quốc tế…

Sau khi chồng mất, cô M. Tuyền (Hậu Giang) đến khổ với nạn “mẹ làm cô giáo… con đốt sách” của cậu con trai dọc ngang “tài không đợi tuổi”. Một mình, vừa kiếm tiền vừa gánh trách nhiệm giáo dục ông trời con (hay có tật vừa… nhịp đùi vừa nghe thân mẫu mắng), chịu không xiết, bà giáo hom hem ngã thêm bệnh suy nhược thần kinh…

Không chỉ khổ với nhân tai, cả những bất xứng ý vô tri cũng là nguồn stress không đáy. Anh M. Tuấn (Bến Tre), một công chức đã nhiều lần “chết ngất” khi nhìn thấy mấu chậu mai kiểng ngàn vàng khôn chuộc của mình hết bị vợ hắt bã cà phê đến chàng rể vứt tàn thuốc lá. Nhưng hễ mở miệng phàn nàn là anh bị vợ mát mẻ: “Còn khỏe, không lo kiếm tiền mà bày đặt… hưởng lạc!”.

Cô T.Chi (TP.HCM) khốn khổ với tính bạ đâu vứt đó của hai cô con gái rượu sinh đôi. Một lần, bà mẹ thiếu điều độn thổ khi mời đồng nghiệp về nhà và chứng kiến đống áo quần vứt lung tung điểm xuyết ít món nội y của nhị vị công chúa bày trước mắt khách khứa…

Với những tổ ấm đông đúc kiểu “tứ đại đồng đường” thì va chạm, nạnh hẹ là “Đầu vào” khá tốt cho bệnh thần kinh các loại. Tương tự với vấn nạn mẹ chồng – con dâu, nhạc mẫu – chàng rể…

Ách giữa đàng, mang về “tổ”

Hầu hết trụ cột phải ra ngoài kiếm tiền hoặc tranh đấu với đời. Từ đây nảy sinh thêm nguồn “điên đầu” được đương sự mang từ sở làm, đường phố về nhà. Những cú stress ngoại lai này hoặc đổ dầu vào lửa với “gói” bực mình có sẵn hoặc bị chính gia đình làm trầm trọng thêm. Gặp chuyện bất bình, người ta hay mong được chia sẻ, không may, thay vì vuốt ve, nhiều nạn nhân lại nhận được sự thờ ơ hay tệ hơn là những cú chọc ngoáy để thêm đau đớn vết thương lòng. Một ông bố quyền lực trong nhà nhưng chỉ là nhân viên cạo giấy trong cơ quan, mang nỗi niềm về tâm địa gia trưởng phòng “bức hại hiền tài” về sẻ chia với vợ. Không hay, người đầu ấp tay gối, không cảm thông thì chớ, lại nhân đó trách chồng không biết cương nhu tùy lúc, lựa gió phất cờ…

Cô H. Ngọc (TP.HCM) có tiền sử bệnh tim. Trên đường tan sở, cô chứng kiến một tai nạn giao thông thương tâm. Về đến nhà, mặt mày đang xanh mét, cô lại nhận được hung tin cậu con bị công an vịn vì tội tống ba, không mũ bảo hiểm, va quẹt suýt gây tại nạn sau giờ học. Chết dở, bà mẹ phải vào viện cấp cứu, sau đó còn phải điều trị thần kinh vì cứ nhắm mắt lại là thấy cảnh cậu con mình mẩy máu me, băng bó từ đầu đến chân.
Nhân – quả đảo chiều

Các bác sĩ khẳng định, bệnh tâm thần có thể chữa khỏi, càng phát hiện sớm càng khả quan. Nhưng với nhiều bệnh nhân, cơ hội này gần như… bằng không, bởi chính họ hoặc người thân không cho rằng đương sự có bệnh.

Rất khó để một cây tùng cây bách của gia đình chịu nhận mình có vấn đề thần kinh. Vợ con nấp bóng cũng cùng tâm lý trốn chạy sự thật. Chuyện này có phần gây rối không nhỏ của “miệng đời”: nhìn bệnh tâm thần dưới con mắt kém thân thiện như điên khùng, vong nhập, quỳ ám, mắc đằng dưới… Bệnh khởi còn có thêm cơ hội ẩn náu từ nhận định sai của đương sự hay người thân. Rất khó minh định trạng thái sầu uất của một người khỏe mạnh chán đời với triệu chứng tiền khởi trầm cảm. Cô độc, chối đời là cú gõ cửa làm quen của hầu hết căn bệnh tâm thần nhưng đơn giản cũng là tính khí của một quý ông mắc thói khinh đời “thiên hạ đục cả, mình ta trong”.

Tình hình tương tự với lỗi nhận định của người thân. Mãi đến khi nhận quyết định bị cho thôi việc của chồng, cô H. Phụng (TP. Huế) mới ngã ngửa, bởi bấy lâu để mặc căn bệnh thần kinh của ông phát tiết. Cô đã quá chủ quan trước tình trạng kém vệ sinh thân thể của ông như lười thay quần áo, ngại tắm rửa, cho là hậu quả tất yếu của di chứng yếu liệt sau cơn đột quỵ nhẹ mà ông vừa trải qua.

Một kiểu bỏ qua thường dành cho giới “cửa Khổng sân Trình” hay mấy vị “thiên kinh vạn quyển” là đổ cho tội học nhiều, đọc sách lâu năm thành… ngộ chữ. Với mấy ông hết tuổi công tác, các bà luống tuổi thì cơ chế bệnh sinh có khi bị lầm là bệnh buồn chán về hưu hay cơn bốc hỏa tiền mãn kinh.

Không chỉ chậm chân với bệnh, nhận định sai của người bệnh hay người thân có khi làm bệnh nặng thêm. Cô Th. Minh (TP. HCM) vì quá bức bối sự hà khắc ngày càng cay nghiệt chồng không thể nhận ra mầm bệnh, thay vào đó bà lại cùng hai đứa con lại bàn nhau nhất tề… vùng lên chống ách thống trị của ông. Thùng dầu hắt vào lửa, bệnh của ông bộc phát tốc độ phi mã, đến khi được bác sĩ ký giấy nhập viện, thì thê tử chỉ còn biết kêu trời.

Tưởng bở cũng là một kiểu biến “lành thành thọt” thường gặp. Ông T. Vinh (TP. HCM) sẵn sàng cổ vũ cậu con trai sinh viên năm thứ nhất đại học bám đuổi ý tưởng… đoạt giải Nobel, mặc cho những hành vi khác thường của cậu ngày càng tăng. Đùng một cái, ông nhận được điện thoại nhà trường báo việc con ông trong giờ học đột ngột xông lên bục giảng… giật micro của giảng viên và thao thao bất tuyệt về một phát minh thế kỷ của mình. Đưa cậu sinh viên vĩ cuồng đi khám, ông mới tá hỏa khi bác sĩ cho biết con ông đã mắc tâm thần phân liệt thể hoang tưởng từ lâu…

Nguy kề bên gối, họa sát sau lưng

Không hề bêu xấu hay vu oan các tế bào xã hội, nhưng rõ ràng ngày có nhiều dấu hiệu cho thấy các “thủ đô kháng stress” đang bắt đầu kém an toàn với các thành viên của nó. Đừng quên gia đình là một phần tử trong cả tập hợp tế bào xã hội có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Cẩn tắc vô áy náy, hãy cảnh giác ngay cả với mái ấm của mình. Bạn nghĩ sao khi ngày càng có nhiều tin trên mặt báo thuật về những vụ tự sát mà nguyên nhân được ghi đơn giản “buồn chuyện gia đình”?

Dửng dưng với cơ hội “vượt rào”


Cập Nhật 17-06-2013 08:29:12
PNCN - Tôi định tiến tới hôn nhân với một đồng nghiệp. Có một việc khiến tôi băn khoăn là vô tình cơ hội “vượt rào” đến khá rõ ràng nhưng có vẻ chúng không… tác động gì đến anh ấy. Tôi đang rất phân vân, liệu hôn phu tương lai của tôi có vấn đề về tình dục…
    M. Mỹ (TP.HCM)
     
    Xin nói ngay, nếu có ý cộng với vài bài test (vô tình hay hữu ý) thì một cô gái hoàn toàn có thể nhận ra “tình cảm” dành cho tình dục của người đàn ông bên cạnh mình (chỉ là đánh giá “bụng dạ”, chưa nói khả năng).
    Trường hợp của bạn, đã qua vài lượt thử lòng thử dạ hẳn bạn đã có chẩn đoán sơ bộ. Tuy vậy, trừ khi bạn trai của bạn thật sự “trơ như phỗng”, thì những trường hợp dùng dằng chưa quyết cần được xem xét kỹ, tránh nghĩ oan cho người ngay. Dưới đây là vài “phản đề” có thể giúp bạn.
    Trước tiên, không thể bỏ qua nguyên cớ số một khiến anh ấy cương quyết giữ gìn “khí tiết” trước ngày cưới, là vì nguyên tắc sống và có thể là sự tôn trọng của anh ấy dành cho bạn. Nhiều chàng trai rất trân trọng sự “nguyên vẹn” đêm tân hôn, và trong vai trò người bảo vệ, anh ta sẽ thực hiện nó khá dễ dàng, không hề vật vã như nhiều người suy bụng ta ra bụng người. Với những chàng trai này, sơ hở của bạn gái không phải là cơ hội “miếng tới miệng”. Như vậy, sẽ rất không phải nếu cho rằng cờ đến tay mà không phất là dấu hiệu chàng bị bất lực hay ái nam ái nữ.
    Thật ra, chính tình tiết của cơ hội cũng ảnh hưởng đến cú gật hay lắc của chàng. Với một chàng có đầu óc chiếm hữu thì cơ hội, dù chỉ cách đêm tân hôn gang tay, cũng cứ nắm lấy đi đã rồi hạ hồi phân giải. Ngược lại, với những chàng trai khác, bản lĩnh không cho phép họ lợi dụng sơ sẩy, yếu mềm của người không tấc sắt trong tay.
    Sau cùng còn một khả năng nữa, dù nhỏ: nhiều chàng chủ động thoái thác vì không đủ gan phiêu lưu với khả năng phơi bày những non nớt, thiếu kinh nghiệm tình dục của mình với một cuộc vui - cũng là một cuộc… sát hạch, cập rập thiếu chuẩn bị. Trong khi đó, nếu đặt cuộc ra mắt vào sự bảo đảm “ván đã đóng thuyền”, cộng với thời gian, sự thông cảm hợp tác của người dưới gối sau đêm tân hôn, khả năng vượt qua và sửa chữa của anh ta ít trả giá hơn.
    Tóm lại, chẳng cần là một siêu nhân, một người đàn ông với nguyên tắc của riêng mình vẫn có thể xem lời chối cơ hội “vượt rào” nhẹ như lông hồng. Tuy vậy, nhắc lại lời nói hộ trên chỉ dành cho trường hợp cố “nén lòng”, không áp dụng cho trường hợp dửng dưng với “da thịt” quá rõ ràng. Dục tình có thể bại với người có thần kinh thép, không có nghĩa nó không làm xúc động được một phân vuông nào trên cơ thể anh ta.

    Mẹo kiểm tra trinh tiết của chàng





    1. Các chàng trai thường muốn yêu và lấy một cô gái còn "trinh" nhưng ngược lại, việc ấy của cánh mày râu lại luôn là ẩn số với các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, nếu tinh ý cộng với chút mẹo nhỏ, các cô gái có thể phát hiện ra "tiền sử ăn nằm" của các chàng chàng. Đầu tiên nên quan sát thái độ của chàng bởi đây là dấu chứng khó làm giả nhất. Bởi thần thái "mặt cắt không còn hột máu" của một chàng trai lần đầu biết "mùi xác thịt", thậm chí lần đầu biết da thịt phụ nữ, hoàn toàn khác với thần sắc của một chàng từng chinh chiến.
      Kỹ năng, kỹ thuật cũng là căn cứ tin cậy. Hầu hết tân binh mắc lỗi đốt cháy giai đoạn, bỏ qua "khúc dạo đầu" để vào đề ngay. Cú "hết tiền ngoài cổng chợ" là một chứng cứ ăn chắc khác, càng rõ mười mươi nếu chàng gần như bị "vét đến đồng xu cuối cùng" ngay khi chỉ mới nhác thấy người dưới gối trút bỏ xiêm y.
      [​IMG]
      Những dấu vết tại "chỗ kín"của các đấng mày râu được đồn thổi là bằng chứng không thể chối cãi về thời oanh liệt của chàng. Có người bảo nếu "của quý" của một cậu hinh sex olangả màu tím thâm thì đoán chắc cậu từng đánh đông dẹp bắc, bởi đây là bằng chứng của hàng tá lần cương cứng, thực chất là những ca... tụ máu bầm (máu được bơm vào tạng cương giúp nở phồng dương vật). Cũng vậy, nếu nhìn thấy vẻ nhăn nhúm, xỉn màu của hai túi bìu thì nhắm mắt nói cũng trúng rằng hai tinh hoàn bên trong từng nhiều lần cung cấp "đạn dược" cho cậu chủ "xuất chinh".
      Có vẻ logic nhưng không khó hinh bikini nhận ra những dấu chứng trên là... không chính chủ. Một cậu trai mới dậy thì cũng dư sức trải qua vài chục bận cương cứng trong những đêm mộng tinh, dạ cương, càng rõ nếu cậu mắc tật thủ dâm. Nếu theo cơ chế "máu bầm" này thì hẳn mấy cậu trai hỉ mũi chưa sạch phải truyen dam mang tiếng xấu.
      Tóm lại, không khó hậu kiểm trinh tiết của một chàng trai, nhưng rõ ràng chỉ có thể sát hạch trên giường hoặc trong đêm tân hôn, còn trước đó, tân nương khó lòng... "test"truyen sex hay chay mà ra ngô ra khoai được.
      Nhu cầu coi giò coi cẳng, kể cả số "huân, huy chương" tình trường của hôn phu là nhu cầu chính đáng của các cô trước ngày lên xe hoa, nhưng dấn quá sâu vào chi tiết có lẽ không phải là ý hay. Tuy vậy, nếu việc hồi cứu dùng phục vụ mục đích phòng bệnh thì đây là việc nên làm.

    Vợ nói sớm, chồng bảo không


    Tôi và ông xã bất đồng sâu sắc về vấn đề “xuất tinh sớm”. Tôi cho rằng điểm xuất của anh ấy là “nhanh”, còn anh nhất quyết là không sớm. Vì cho là không sớm, nên ông xã không chịu đi điều trị.


    Ảnh minh họa: Shutterstock
     
    Báo Phụ Nữ dẫn lời bác sĩ Đỗ Minh Tuấn trả lời, chuẩn định xuất tinh sớm, không dùng để “luận anh hùng” trên giường, bởi có những ông kéo dài đến… vô cực, nhưng tay trắng hoàn trắng tay vì mắc bệnh không xuất tinh hoặc xuất tinh ngược…
    Xuất tinh sớm là bệnh lâu đời và khó nhằn của cả Đông, Tây y, nên phần trả lời này không tập trung phần cứu chữa, chỉ bám theo ý mà độc giả đề xuất là làm sao để lang quân nhận mình có vấn đề và đồng ý xin cái hẹn với bác sĩ nam khoa.
    Có hai cách chẩn đoán xuất tinh sớm được công nhận, nhờ chiếc đồng hồ “ba mặt một lời” hoặc căn cứ vào độ hài lòng của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Có thể theo ý anh nhà là vừa đủ xài, nhưng theo “luật mới” lại không, vì có ý kiến của vợ nhà. Sau cùng xin lưu ý nhóm “hai phẩy”: trong những cuộc vui thần tốc của chồng, không phải lúc nào bà cũng trắng tay, nhưng nếu số lần đủ sở hụi không vượt… quá bán thì ông vẫn có thể bị xếp vào nhóm… không hoàn thành nhiệm vụ.

    “Cai” bao cao su


     Lúc mới thành hôn, do tôi bị bệnh không dùng được thuốc ngừa thai, ông xã phải dùng bao cao su một thời gian dài. Giờ tôi hết bệnh, ông xã có phần quen việc, nhưng khi anh ấy thôi dùng bao thì “chuyện ấy” lại trục trặc. Ông xã không lo lắng lắm, nhưng tôi rất bất an… V. Tuyến (TP.HCM)
     Bao cao su (comdom) được khai thác dưới ba chức năng chính: ngừa thai, phòng bệnh và phục vụ các “giá trị gia tăng” hoa lá cành khác cho tình dục. Dù mục đích gì, một khi đã gật đầu, xem như khó thoái thoác bàn tay của condom đặt lên tiến trình chăn gối, cả với khoái cảm.
    Đã phụ thuộc, nên dễ hiểu sau một thời gian dài “chung vai đấu cật”, vì lý do nào đó “liên minh” tan vỡ thì sự ra đi của condom hẳn sẽ để lại khoảng trống vắng, có khi hụt hẫng nhất định cho người ở lại, đặc biệt với các đấng mày râu phần nào không thể tự đứng trên chân của mình. Đơn cử, quen với sự bảo bọc, dù chỉ dày 0,02mm (độ mỏng được cho là “đỉnh” nhất của condom) chiếc áo này cũng đủ giúp nhiều quý anh mắc chứng “chưa đến chợ đã hết tiền” thu xếp những cú điểm hỏa đẹp; giờ buộc phải “thoát y” trước “mưa tên bão đạn”, khó tránh việc ông chủ phải quay lại thời bộp chộp xưa.
    Thậm chí, quán tính tâm lý cũng là một rào cản cần vượt qua. Đã thành nếp với chút “áo xống” trước giờ lâm trận, việc “không mảnh vải che thân” đánh vào sự an tâm của nhiều quý ông. Cú bất an này còn có thể lan sang người dưới gối khi mục tiêu trước đó của condom là tránh thai, lúc các biện pháp thế chân (như thuốc ngừa thai) ngồi chưa ấm ghế trách nhiệm.
    Nghe có vẻ nghiêm trọng hóa, nhưng đây là vấn đề không thể bỏ qua với quý ông, quý anh cần loại hẳn bóng “cố nhân” sau một thời gian dài sát cánh. Phần lớn các cuộc chia ly sẽ ổn thỏa, nhưng một sớm một chiều, cuộc đấu tranh tự quyết đòi hỏi đương sự cùng người chung chăn gối góp tay làm nhiều việc. Như đã nói, hành trình tự lực càng gian nan với quý anh phải đơn thương độc mã đương đầu với khiếm khuyết của mình. Mẹo hay dành cho các anh yếu thế là cởi dần chinh y, mỗi ngày một ít, đừng nóng lòng “một phát ăn ngay”, ném chàng lính tập trần trụi ra thẳng chiến hào. Lời khuyên là đừng xem nhẹ chương trình “cai bao cao su” này, bởi nếu thất bại, đằng sau sẽ là nhiều hệ lụy khó lường. Để cứu vãn gối chăn, nhiều quý ông, quý anh phải quay lại nấp dưới “bóng ngày xưa”, tạo vòng luẩn quẩn cởi ra - mặc vào, tổn hại tự tôn, kéo theo lắm bất trắc.