Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
PN - Vật giá leo thang khiến tiết kiệm trở thành khẩu hiệu “gối đầu giường” của hầu hết gia đình. Tuy nhiên, trong các khoản tiết kiệm luôn có một “vùng cấm” dành cho thuốc men, bệnh tật. Điều này thật dễ hiểu, bởi nếu không quá bí bách, chẳng ai dám “cò kè bớt một thêm hai” với bệnh tật.
Mặc dù vậy, xét kỹ ta vẫn có chỗ “nắm áo” mấy viên thuốc mà kỳ kèo. Hiển nhiên không phải bằng cách… uống ít hơn vài viên thuốc hay xén bớt toa thuốc, mà là hạn chế những khoản chi không cần thiết.
Loại thuốc trị cảm phổ dụng thường có hai hoạt chất: kháng dị ứng và giảm đau, hạ sốt. Những ai cảm sơ, không sốt, không đau thì chỉ cần dùng thuốc không có thành phần thứ hai này với giá tiền giảm hơn nửa. Trông có vẻ “vắt cổ chày ra nước” nhưng tìm đúng thuốc hợp tình hợp lý là cách trị bệnh khôn ngoan, vừa tiết kiệm vừa tránh uống thuốc thừa.
Một kiểu ném tiền qua cửa sổ phổ biến là việc dùng vitamin. Y học xác nhận vitamin là cần thiết nhưng chỉ với liều lượng phù hợp. Một người ăn uống đầy đủ thì lượng sinh tố cung cấp qua thực phẩm đã đủ “sở hụi” hằng ngày. Ngoài ra, một số vitamin khi dùng thừa thì cơ thể cũng thẳng tay thải bỏ.
Hiện nay số người dùng vitamin tổng hợp hằng ngày không phải ít. Rõ ràng họ tốn tiền mua sự an tâm là chính, mà quên một chuyện quan trọng là có thể rước thêm tác dụng phụ.
Một cách tiết kiệm ở tầm “vĩ mô” là chống nạn ngưng kháng sinh giữa chừng vì nghĩ bệnh đã khỏi (không hẳn sợ tốn kém mà còn vì ngán thuốc). Các bác sĩ luôn khuyên sớm khuyên trưa làm vậy là “chống lưng” cho vi khuẩn lờn thuốc. Tính già hóa non, những lần mắc bệnh sau phải xài thứ dữ hơn, đắt tiền hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn.
Vậy, vẫn có thể áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng đối với việc dùng thuốc men. Tuy nhiên, muốn giữ lại ít đồng, bạn cần có chút kiến thức y khoa hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc, tránh kiểu hà tiện “duy ý chí” mà thiệt thân.
Loại thuốc trị cảm phổ dụng thường có hai hoạt chất: kháng dị ứng và giảm đau, hạ sốt. Những ai cảm sơ, không sốt, không đau thì chỉ cần dùng thuốc không có thành phần thứ hai này với giá tiền giảm hơn nửa. Trông có vẻ “vắt cổ chày ra nước” nhưng tìm đúng thuốc hợp tình hợp lý là cách trị bệnh khôn ngoan, vừa tiết kiệm vừa tránh uống thuốc thừa.
Một kiểu ném tiền qua cửa sổ phổ biến là việc dùng vitamin. Y học xác nhận vitamin là cần thiết nhưng chỉ với liều lượng phù hợp. Một người ăn uống đầy đủ thì lượng sinh tố cung cấp qua thực phẩm đã đủ “sở hụi” hằng ngày. Ngoài ra, một số vitamin khi dùng thừa thì cơ thể cũng thẳng tay thải bỏ.
Hiện nay số người dùng vitamin tổng hợp hằng ngày không phải ít. Rõ ràng họ tốn tiền mua sự an tâm là chính, mà quên một chuyện quan trọng là có thể rước thêm tác dụng phụ.
Một cách tiết kiệm ở tầm “vĩ mô” là chống nạn ngưng kháng sinh giữa chừng vì nghĩ bệnh đã khỏi (không hẳn sợ tốn kém mà còn vì ngán thuốc). Các bác sĩ luôn khuyên sớm khuyên trưa làm vậy là “chống lưng” cho vi khuẩn lờn thuốc. Tính già hóa non, những lần mắc bệnh sau phải xài thứ dữ hơn, đắt tiền hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn.
Vậy, vẫn có thể áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng đối với việc dùng thuốc men. Tuy nhiên, muốn giữ lại ít đồng, bạn cần có chút kiến thức y khoa hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc, tránh kiểu hà tiện “duy ý chí” mà thiệt thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất mong bạn cho nhận xét