Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
PN - Cha mẹ thường bất đồng việc chăm sóc sức khỏe cho con. Đơn cử, ông bố theo trường phái “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, thả rong cậu con trai lăn lê bò toài trui rèn đề kháng. Bà mẹ lại trung thành thuyết “có kiêng có lành”, bao bọc đứa nhỏ tối đa.
Bất đồng sinh bất hòa, hậu quả: trước người lớn mất đoàn kết, sau đến đứa bé thiệt thòi. Thằng nhỏ tội nghiệp rơi vào cảnh “tả khuynh”, “hữu khuynh” rối mù. Nhân vợ vắng nhà, ông bố mang cậu con trai đầu trần chân đất ra giỡn gió đông. Cô vợ về, gắt chồng một trận, giật con vào nhà xuýt xoa ủ ấm, xoa dầu, áo xống kín mít.
Cãi vã chấm dứt nhờ trọng tài ra tay. Cầm cân nảy mực trong trường hợp này là các thầy thuốc (trực tiếp hay gián tiếp). Vấn đề là gặp mấy vị “thẩm phán” này không dễ nên thường hai bên cha mẹ tự xử.
Chân lý chỉ có một, nhưng vì sức khỏe mà cãi có khi cả hai cùng… sai. Cậu con sau thời gian chịu trận vào lạnh ra nóng thất thường nên đổ bệnh. Bồng con vào viện, lắm khi hai bậc sinh thành vẫn chưa thôi cãi tại bị.
Y học xác nhận, tầm sáu tháng đến ba tuổi là khoảng thời gian đứa trẻ rơi vào “khoảng trống quyền lực” về miễn dịch (kháng thể mẹ gửi theo phòng thân đã tiêu hết, còn nội lực đề kháng non nớt của trẻ lại khó tự bơi). Trong thời kỳ quá độ này, việc một đứa trẻ nay ốm mai đau gần như là tất yếu, có hay không can thiệp, không cho một kết quả kiểu tắt - mở rõ rệt. Cưỡng bức trẻ cọ xát mưa nắng quá tay hay bọc kín con ruồi không qua lọt, đều không ngăn được trẻ dăm ba lần vào viện lấy số.
Với sức khỏe, nửa sự thật nguy hiểm hơn cả không biết gì. Lời khuyên là lỡ xảy ra bất đồng, các bậc phụ huynh nên gắng thu xếp tìm một “cán bộ hòa giải” có chuyên môn. Có thể sau đó, một bên hoặc cả hai nhận ra mình sai, thậm chí… ngụy biện. Không sao cả, mừng là đằng khác, với sức khỏe, nhận ra sai lầm càng sớm bao nhiêu càng phúc bấy nhiêu, nhất là kẻ hưởng phúc là thiên thần nhỏ của bạn.
Ở đây cần nói đến cớ sự của nhiều cuộc cãi nhau, đó là tình trạng “kinh nghiệm chủ nghĩa”, “độc quyền chân lý” hay “phép vua thua lệ làng”. Không phải không có người cho rằng ý kiến của mấy vị bác sĩ chỉ là sách vở, bao biện, nước đôi để phòng thân, cứ gật gù nghe nhưng việc ai làm nấy biết.
Với sức khỏe, chúng ta có thể bất đồng, cãi nhau, “cực hữu” hay “cực tả”, nhưng phúc quyết sau cùng nên trao vào tay thầy thuốc.
Cãi vã chấm dứt nhờ trọng tài ra tay. Cầm cân nảy mực trong trường hợp này là các thầy thuốc (trực tiếp hay gián tiếp). Vấn đề là gặp mấy vị “thẩm phán” này không dễ nên thường hai bên cha mẹ tự xử.
Chân lý chỉ có một, nhưng vì sức khỏe mà cãi có khi cả hai cùng… sai. Cậu con sau thời gian chịu trận vào lạnh ra nóng thất thường nên đổ bệnh. Bồng con vào viện, lắm khi hai bậc sinh thành vẫn chưa thôi cãi tại bị.
Y học xác nhận, tầm sáu tháng đến ba tuổi là khoảng thời gian đứa trẻ rơi vào “khoảng trống quyền lực” về miễn dịch (kháng thể mẹ gửi theo phòng thân đã tiêu hết, còn nội lực đề kháng non nớt của trẻ lại khó tự bơi). Trong thời kỳ quá độ này, việc một đứa trẻ nay ốm mai đau gần như là tất yếu, có hay không can thiệp, không cho một kết quả kiểu tắt - mở rõ rệt. Cưỡng bức trẻ cọ xát mưa nắng quá tay hay bọc kín con ruồi không qua lọt, đều không ngăn được trẻ dăm ba lần vào viện lấy số.
Với sức khỏe, nửa sự thật nguy hiểm hơn cả không biết gì. Lời khuyên là lỡ xảy ra bất đồng, các bậc phụ huynh nên gắng thu xếp tìm một “cán bộ hòa giải” có chuyên môn. Có thể sau đó, một bên hoặc cả hai nhận ra mình sai, thậm chí… ngụy biện. Không sao cả, mừng là đằng khác, với sức khỏe, nhận ra sai lầm càng sớm bao nhiêu càng phúc bấy nhiêu, nhất là kẻ hưởng phúc là thiên thần nhỏ của bạn.
Ở đây cần nói đến cớ sự của nhiều cuộc cãi nhau, đó là tình trạng “kinh nghiệm chủ nghĩa”, “độc quyền chân lý” hay “phép vua thua lệ làng”. Không phải không có người cho rằng ý kiến của mấy vị bác sĩ chỉ là sách vở, bao biện, nước đôi để phòng thân, cứ gật gù nghe nhưng việc ai làm nấy biết.
Với sức khỏe, chúng ta có thể bất đồng, cãi nhau, “cực hữu” hay “cực tả”, nhưng phúc quyết sau cùng nên trao vào tay thầy thuốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất mong bạn cho nhận xét