Thỉnh thoảng bạn nghe đâu đó hay chính bạn than thở: “Người già sao mà khó tính!”. Người già ở đây có thể là ông, bà, cha, mẹ của bạn.
Quả thật, người già hay khó tính. Cái khó này là bài toán cộng mà số hạng đầu tiên và then chốt là tạo hóa đang dẫn người già quay lại thời thơ ấu của họ; cái thời mà các “cụ” hồn nhiên thể hiện phong thái hay giận dỗi, làm tình làm tội người có liên quan. Vòng đời như cái tên của nó - khởi đầu - loanh quanh - rồi kết thúc ở chính điểm xuất phát.
Bi kịch ở chỗ: trong các cụ, cái chất trẻ con không chiếm chỗ hoàn toàn cái tôi tóc bạc da mồi. Trong các cụ cùng lúc có hai vị hoàng đế trị vì, một ông vua “trẻ con” và một vị “thái thượng hoàng” quyền bính. Đây cũng là nguyên nhân gốc khiến con cháu phải “kêu trời không thấu” khi chịu sự lãnh đạo của hai thế lực.
Các cụ có bi kịch của các cụ, con cháu cũng có cái bi kịch của con cháu. Chúng ta chỉ nhìn thấy vị thái thượng hoàng cằn nhằn, bắt bẻ mà không thấy ông vua nhi đồng giận dỗi, mè nheo trong sự khó tính của các cụ. Từ đó, nhiều vị hậu bối đưa ra một nhận định tiêu cực rằng các cụ cố tình làm khó đám trẻ.
Nhìn nhận sai nên dễ sinh bất mãn, bất mãn dễ sinh thất thố trong việc chăm sóc các cụ. Hiểu được cơ chế “một lãnh thổ hai chế độ” này, chúng ta không khó nhận ra các cụ cần được quan tâm, chia sẻ thế nào. Không cần trang trọng như vua Tự Đức hiếu đễ với Từ Dũ Thái hậu “Ngày lẻ thiết triều, ngày chẵn vào chầu thăm mẹ. Mỗi tháng 15 ngày thiết triều, 15 ngày vào hầu mẹ. Khi vào hầu thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thăm sức khỏe, rồi cùng mẹ luận bàn kinh sách và sự tích...” , mà chỉ cần con cháu chịu khó thể hiện sự bảo đảm các cụ không hề bị thất sủng, bị bỏ rơi hay gánh nặng.
Chúng ta hay đổ cho sự thiếu thời gian trong việc chăm sóc tinh thần cho các cụ. Nhiều người tiếc đứt ruột vì lỡ một trận cầu Champions League hay một tập phim Hàn, trong khi chừng 1/3 thời gian ấy, mỗi ngày dành thăm hỏi, đấm lưng, bóp gối cũng đủ khiến các cụ sướng rơn trong bụng.
Người già có thể trái tính trong mắt chúng ta, nhưng với các cụ không trái mà là thuận, thuận theo vòng đời của lẽ trời. Các cụ không hề bắt bẻ, làm khó mà là trời bắt bẻ, làm khó con cháu. Chúng ta hiểu sai các cụ tức cũng hiểu sai vòng luân chuyển tự nhiên mà sớm muộn một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ là lữ khách trên nó y như thế.
Bi kịch ở chỗ: trong các cụ, cái chất trẻ con không chiếm chỗ hoàn toàn cái tôi tóc bạc da mồi. Trong các cụ cùng lúc có hai vị hoàng đế trị vì, một ông vua “trẻ con” và một vị “thái thượng hoàng” quyền bính. Đây cũng là nguyên nhân gốc khiến con cháu phải “kêu trời không thấu” khi chịu sự lãnh đạo của hai thế lực.
Các cụ có bi kịch của các cụ, con cháu cũng có cái bi kịch của con cháu. Chúng ta chỉ nhìn thấy vị thái thượng hoàng cằn nhằn, bắt bẻ mà không thấy ông vua nhi đồng giận dỗi, mè nheo trong sự khó tính của các cụ. Từ đó, nhiều vị hậu bối đưa ra một nhận định tiêu cực rằng các cụ cố tình làm khó đám trẻ.
Nhìn nhận sai nên dễ sinh bất mãn, bất mãn dễ sinh thất thố trong việc chăm sóc các cụ. Hiểu được cơ chế “một lãnh thổ hai chế độ” này, chúng ta không khó nhận ra các cụ cần được quan tâm, chia sẻ thế nào. Không cần trang trọng như vua Tự Đức hiếu đễ với Từ Dũ Thái hậu “Ngày lẻ thiết triều, ngày chẵn vào chầu thăm mẹ. Mỗi tháng 15 ngày thiết triều, 15 ngày vào hầu mẹ. Khi vào hầu thì sửa mình, nén hơi, quỳ xuống hỏi thăm sức khỏe, rồi cùng mẹ luận bàn kinh sách và sự tích...” , mà chỉ cần con cháu chịu khó thể hiện sự bảo đảm các cụ không hề bị thất sủng, bị bỏ rơi hay gánh nặng.
Chúng ta hay đổ cho sự thiếu thời gian trong việc chăm sóc tinh thần cho các cụ. Nhiều người tiếc đứt ruột vì lỡ một trận cầu Champions League hay một tập phim Hàn, trong khi chừng 1/3 thời gian ấy, mỗi ngày dành thăm hỏi, đấm lưng, bóp gối cũng đủ khiến các cụ sướng rơn trong bụng.
Người già có thể trái tính trong mắt chúng ta, nhưng với các cụ không trái mà là thuận, thuận theo vòng đời của lẽ trời. Các cụ không hề bắt bẻ, làm khó mà là trời bắt bẻ, làm khó con cháu. Chúng ta hiểu sai các cụ tức cũng hiểu sai vòng luân chuyển tự nhiên mà sớm muộn một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ là lữ khách trên nó y như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất mong bạn cho nhận xét