·
·
Với trẻ con, tết là quần áo mới, là vui
chơi, là mâm cao cỗ đầy và còn được “cải thiện thu nhập” nhờ …lì xì. Trừ mấy
thiếu gia bố mẹ làm to, buôn bán lớn, họ hàng đông, tự nhiên có lợi thế; còn lại đám “dân đen” thường
phải động não , múa ba tấc lưỡi nhiều mới mong có “đồng ra đồng vào”.
·
Thật ra, ở tuổi hỉ mủi chưa sạch thì tiền
bạc “chẳng nghĩa lý gì” nên trẻ có tranh nhau bao lì xì chẳng qua như một thú
vui, một cuộc tranh đua con trẻ . Có đứa nhận lì xì xong ù té chạy, chẳng màng
bên trong có bao nhiêu đồng. Có đứa hồn nhiên …móc tiền quăng đi ,chỉ giữ lại cái
bao lì xì xanh đỏ làm chiến lợi phẩm.
·
Tuy vậy, với những gia đình nghèo , trẻ
con sớm biết giá của đồng tiền vì mưu sinh, thì lì xì là khoản thu thật sự, có
khi đủ giúp cha mẹ trang trải ngày tết, thêm miếng bánh, bộ quần áo mới cho con
.
·
Tuy là quà tinh thần nhưng dù sao chúng cũng
có “mệnh giá” . Từ đây, nảy sinh những cung bậc tình cảm nồng nhiệt hoặc ỉu xìu
tùy theo “sức nặng” của bao lì xì . Bắt đầu có hơi tiền, nhưng chung quy cũng từ
tinh thần tranh đua trẻ con , sẵn lòng xía xóa.
Tuy vậy, dù là năm trăm đồng tiền Việt hay một trăm đô la tiền Mỹ, thì
đã là bạc lì xì, nhất thiết phải mới, còn
thơm mực mới ra lò ngân hàng càng hãnh diện. Vì thế, trong mắt trẻ thơ, có khi
tờ năm trăm cáu cạnh lại ăt đứt cả trăm đô cũ xì. Cái này mới chính hiệu hồn
nhiên ,chẳng thèm “tham phú phụ bần”.
·
Trẻ nhỏ chưa biết xài tiền nên nhiều bậc
bố mẹ mặc nhiên được “ủy nhiệm”…giữ tiền thay con. Về phần đương sự, có đứa hồn
nhiên đưa, có đứa đưa trong phụng phịu, có đứa phải …cưỡng chế mới đưa . Cô cậu nào
mưu mô còn bí mật diếm lại một ít, lập “quỹ đen” ăn cà rem ,uống nước mía, chơi
bầu cua cá cọp…
·
Thông thường , “khoản tín dụng” được người
lớn cho giải ngân từ từ, có kiểm soát, giúp các cô cậu chủ không chi dùng phung phí, bất hợp
lý hay bị bạn bè xấu lừa đảo, trấn lột.
Có khi “ngân lượng” được giữ lại để dùng vào mục đích trọng đại hơn như đóng tiền
học, mua sách vỡ .Trường hợp bố mẹ …cá biệt, lợi dụng tín nhiệm ,chiếm dụng tiền
lì xì của con đi đánh đề, đỏ đen, nhậu nhẹt cũng có nhưng hiếm.
·
Lắm khi có bàn tay người lớn chen vào
thì sự hồn nhiên con trẻ đổi màu. Nhiều cô cậu được bố, mẹ, anh, chị cổ vũ, thậm
chí đạo diễn moi tiền lì xì của khách đến nhà bằng đủ mọi cách. Có gia đình đông
con lắm cháu, sắp sẵn đâu đó ,chờ khách toan đứng dậy cáo từ thì nhất hô bá ứng,
kéo rốc cả tiểu đội ra xếp hàng ,hòa thanh bài “phúc như đông hải, thọ tựa nam
sơn” thuộc lòng, đưa ông khách vào thế “chạy đâu cho thoát”. Nghe Ngậm ngùi
,nhưng thực tế ,ngày tết , nhiều người rất ngại gõ cửa những gia đình có truyền
thống phối hợp tác chiến như trên. Chắc ăn,có người còn lên hẳn danh sách “miễn
trừ” với những gia đình …đông trẻ con.
·
Rõ ràng, gieo cái lạnh lùng tiền bạc vào
lòng con trẻ là một việc không nên , qua đó còn xúc phạm một tập tục dễ thương
ngày tết. Ai cũng có một tuổi thơ, và chắc chắn ai cũng những kỷ niệm rạng rỡ với
bao lì xì xanh đỏ trên tay, bất biết chúng có “bao nhiêu” bên trong. Hãy giữ
mãi sự trong sáng đó, và nếu được, giúp những cô cậu nhóc ngày nay đừng phá hỏng
sự hồn nhiên, bất vụ lợi đáng yêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất mong bạn cho nhận xét