Tôi 25 tuổi, đã lập gia đình. Trong đêm tân hôn vợ tôi buột miệng gọi tên người yêu cũ nhiều lần. Việc này khiến chuyện vợ chồng của chúng tôi rất căng thẳng, dù cô ấy cam đoan là không cố ý. Xin bác sĩ giúp ý kiến?
Q.Dũng (Phan Thiết)
- Nếu bạn xác định mình là người đàn ông “số một” của bà xã thì việc còn lại là giải quyết sao cho êm đẹp sự xuất hiện rất không đúng lúc của một cái tên.
Trước hết, lúc gối chăn việc các bà các cô buột miệng một cách vô thức là có thể xảy ra. Có cô còn tặc lưỡi, nghiến răng, thậm chí khóc lóc.
Vô thức nên những phát âm kiểu này thường có âm tiết đơn giản, thuận miệng với cơ quan phát âm. Chẳng hạn âm “A”, cũng là âm tự nhiên phổ biến, có cách phát âm đơn giản là há miệng và bật lưỡi nhẹ. Thử ném một chú chuột vào chân, không hẹn mà gặp hầu hết các bà các cô đều hét cùng một kiểu “á” hay “ái”.
Vô thức thì “á” hay “ái” cũng hoàn toàn vô nghĩa, chỉ phiền khi vô tình chúng lại trùng với âm tiết của một cái tên có vấn đề nào đó. Chẳng hạn tên “An” nếu xướng với sắc độ cao có thể nghe hệt như “á” hay “ái”. Tương tự “Hưng” với “ư” hay “ưm”... Chưa kể chất giọng của người phát âm, ngay cả nói năng thường ngày còn gây hiểu lầm nữa là.
Có lẽ sự hiện diện vô duyên của “kẻ thứ ba” phần nào khiến bạn có thành kiến rồi bẻ lái đôi tai tuân theo suy đoán của mình.Như vậy, nếu danh tính người đến trước có âm tiết tự nhiên như đã nói thì bạn nên bình tĩnh hạ hồi phân giải. Cách thử, nếu lần sau bà xã lại gọi... cái tên “thấy ghét” đó lần nữa thì đã rõ nguyên cớ chỉ là trò đùa cắc cớ của âm tiết, chẳng ai dại “có tịch” bị bắt quả tang một lần lại “rục rịch” lần nữa.
Sau cùng, vấn đề mấu chốt bạn vẫn là người đàn ông “khai sơn phá thạch” thì nếu được nên rộng lượng bạn ạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất mong bạn cho nhận xét