Bác sĩ Đỗ Minh Tuấn: Không phải người ta trấn áp tự do “alô luận” của em đâu. Trước tiên phòng bệnh là nơi cần yên tĩnh, chuông midi reo inh ỏi e hơi lạc điệu. Tuy nhiên mục đích chính khiến bệnh viện khuyên em tạm thời cho “dế” nhịn gáy là vì... tính mạng bệnh nhân. Lý do sóng điện từ từ điện thoại di động (ĐTDĐ) có thể gây nhiễu hoặc sai lệch hoạt động của các thiết bị điện tử.
Nếu đó là máy móc chẩn đoán hay duy trì sự sống cho bệnh nhân (có khá nhiều trong phòng cấp cứu, hồi sức) thì coi chừng em mắc tội… “ngộ sát”. Tệ hơn, nếu thao thao bất tuyệt cạnh giường một ông, bà cụ có cấy máy tạo nhịp tim thì không khéo chưa dứt bloc 6 giây em phải chứng kiến một ca cấp cứu... loạn nhịp!
Tương tự, hiện nay sự xuất hiện mọi lúc mọi nơi của cái alô khiến người ta ngày càng phải cảnh giác mối quan hệ “thụ thụ bất thân” giữa chúng và những thiết bị điều khiển ,đo lường. Chẳng hạn lúc máy bay cất, hạ cánh hành khách luôn được dặn tắt điện thoại, ngay cả các trạm xăng cũng cẩn thận yết bảng “không sử dụng ĐTDĐ” tránh hỏa hoạn. Ngoài ra nhiều loại điện thoại đời mới hiện nay còn được tích hợp thêm chức năng remote, nếu không may chủ nhân “táy máy” rồi vô tình tắt, mở cái gì đó không phải của mình thì khổ.
Sau cùng, việc trông trước ngó sau trong phong cách sử dụng ĐTDĐ có lẽ cần được mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ, quan tâm hơn. Sự xuất hiện “đa âm sắc” của chúng ở những nơi như bệnh viện, phòng họp, lớp học... e không được thuận nhãn, thuận nhĩ lắm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất mong bạn cho nhận xét