Ảnh: Internet |
PN - Ta từng nghe nhiều thất lợi của sự cáu giận, ngược lại, cũng nghe không ít khen tặng về sự vui vẻ, mà giao diện số một của nó là những trận cười. Vậy, liệu vui vẻ không bổ dọc cũng bổ ngang hay có sở đoản gì không? Có thể trả lời ngay: hiệu quả “mười thang thuốc bổ” là không cần xét lại, ở đây chỉ bàn cái có thể đến đằng sau những cuộc vui quá trớn.
Ta thường nghĩ không nên để người già, người bệnh tim cáu giận, nhưng một trận cười hết cỡ sẽ làm tăng nhịp tim không kém do bực bội gây ra. Nghĩa là, vẫn nên uốn lưỡi bảy lần khi chọc cười người bệnh tim. Tương tự, một trận cù lét có thể kích phát cơn hen trầm trọng. Cười làm tăng áp suất khoang bụng, không tiện đối với các cụ tiêu tiểu không tự chủ, phụ nữ sa sinh dục, bà bầu són tiểu, dọa sinh non, mấy vị mắc trĩ nội ngoại, đàn ông thoát vị bìu, con nít lồng ruột...
Giận quá mất khôn, nhưng vui quá cũng mất tỉnh táo không kém. Có thể trông ngay gương tày liếp của mấy ông bia bọt “mát trời ông địa” rồi sinh tà ý “tăng hai”, “tăng ba” làm đổ vỡ gia đình, rước bệnh về “chuyển giao” cho vợ.
Ngày tết sắp đến. Mùa xuân, lòng người phơi phới rất dễ khiến những ai đang có kế hoạch dài hơi phòng và chữa bệnh bị mất cảnh giác. Đơn cử, chất đạm là khắc tinh của các ông có axít uric cao (bệnh gout). Mấy ngày tết, mâm cao cỗ đầy, rất dễ rù quến mấy ông “thiếu căn tu” ngã ngựa. Không ít kế hoạch giảm cân của các bà các cô phải gãy gánh giữa đường vì lời đường mật của nàng xuân.
Sau mỗi dịp lễ lạt, người ta lại thấy tỷ lệ nạo phá thai ở các cô gái trẻ nhích lên một ít. Có nhiều lý do, nhưng những cuộc vui bốc trời thường là cú... tặc lưỡi cuối cùng dẫn các cô đến quyết định “yêu là không chờ đợi”.
Một biến thể khác của sự vui vẻ là lạc quan tếu. Với bệnh tật, lạc quan thiếu cơ sở khiến người ta mất cảnh giác, không đánh giá đúng và chần chừ trong việc tìm và trị chúng.
Những ai đang gặp vấn đề về sức khỏe, có thể phải chuyển sang kiểu cười trong tâm, càng ít “vận hơi xuống đan điền” càng tốt. Nụ cười là phúc thần, nhưng vui vẻ quá trớn không hoàn toàn vô hại.
Giận quá mất khôn, nhưng vui quá cũng mất tỉnh táo không kém. Có thể trông ngay gương tày liếp của mấy ông bia bọt “mát trời ông địa” rồi sinh tà ý “tăng hai”, “tăng ba” làm đổ vỡ gia đình, rước bệnh về “chuyển giao” cho vợ.
Ngày tết sắp đến. Mùa xuân, lòng người phơi phới rất dễ khiến những ai đang có kế hoạch dài hơi phòng và chữa bệnh bị mất cảnh giác. Đơn cử, chất đạm là khắc tinh của các ông có axít uric cao (bệnh gout). Mấy ngày tết, mâm cao cỗ đầy, rất dễ rù quến mấy ông “thiếu căn tu” ngã ngựa. Không ít kế hoạch giảm cân của các bà các cô phải gãy gánh giữa đường vì lời đường mật của nàng xuân.
Sau mỗi dịp lễ lạt, người ta lại thấy tỷ lệ nạo phá thai ở các cô gái trẻ nhích lên một ít. Có nhiều lý do, nhưng những cuộc vui bốc trời thường là cú... tặc lưỡi cuối cùng dẫn các cô đến quyết định “yêu là không chờ đợi”.
Một biến thể khác của sự vui vẻ là lạc quan tếu. Với bệnh tật, lạc quan thiếu cơ sở khiến người ta mất cảnh giác, không đánh giá đúng và chần chừ trong việc tìm và trị chúng.
Những ai đang gặp vấn đề về sức khỏe, có thể phải chuyển sang kiểu cười trong tâm, càng ít “vận hơi xuống đan điền” càng tốt. Nụ cười là phúc thần, nhưng vui vẻ quá trớn không hoàn toàn vô hại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Rất mong bạn cho nhận xét