05 tháng 9 2010

Dùng nước mắt như thế nào?


PN - Trừ lúc ngủ, trung bình chúng ta mở mắt khoảng 16 giờ/ngày, nghĩa là từng ấy thời gian mắt chớp chừng (13 x 60 x 16) lần.
Nước mắt có tác dụng làm ẩm, vệ sinh và kháng khuẩn mắt. Đôi khi nước mắt bị dùng bất đắc dĩ lúc khóc, ngáp hay cay mắt. Nước mắt được tráng đều nhờ động tác chớp mắt.
Phụ nữ (PN) có vẻ xài nước mắt nhiều hơn nam giới. Chẳng hạn, vào siêu thị hay cửa hàng thời trang, các bà các cô luôn có tần suất chớp và đảo mắt nhiều hơn các ông. Các cô tiêu thụ nhiều nước mắt còn vì trời sinh mau nước mắt.
Có lẽ vì vậy, tỷ lệ PN mắc chứng khô mắt nhỉnh hơn nam giới. Xem tivi, dán mắt vào màn hình vi tính quá lâu, nhưng lười chớp mắt là nguyên nhân hàng đầu gây khô mắt. Ở đây yếu tố bất lợi do giới lại vun vào: PN là khán giả ruột của những bộ phim gia đình dài lê thê và cũng có số lần chuyển kênh cao hơn đàn ông.
Thường xuyên chớp mắt, cho mắt nghỉ năm phút sau một giờ tập trung nhãn thần là cách dùng nước mắt chống khô mắt.
PN xài nước mắt nhiều còn vì phung phí chúng. Nhiều cô sẵn lòng lã chã dòng châu với một danh sách ngòi nổ dài: giận dỗi, tủi thân, mủi lòng, ấm ức. Bị sếp “đì” - khóc, giận chồng - khóc, con lười ăn - khóc, đi chợ bị cân thiếu - khóc. Nhiều quý cô còn dùng nước mắt như một dung dịch “axít đậm đặc” làm mềm lòng đàn ông vì mục đích nào đó.
Nước mắt đổ ra trong những trường hợp trên không vô ích, giúp chủ nhân dịu lại chẳng hạn. Ở đây cần bàn đến mặt trái của việc lạm dụng tuyến lệ này: gây căng thẳng cho người liên quan, đặc biệt là các ông. Đàn ông sợ nước mắt. Nhiều ông chớm thấy bà nhà rớm rớm là ra khỏi nhà lánh nạn, đợi “cơn hồng thủy” qua mới về. Không ít bất hòa gia đình mới chập điện sơ thành hỏa hoạn, vì bị bà chủ dập lửa bằng nước mắt. Người ta đặt vấn đề phải chăng những đứa trẻ nhõng nhẽo bất trị phần nào chịu ảnh hưởng từ mẹ?
Nước mắt còn khiến đàn ông dễ nổi tam bành vì PN bắt chúng “thay lời muốn nói” thái quá. Nhiều ông chồng thoạt đầu gắng nhẹ nhàng hỏi cho ra nhẽ vì sao em khóc, nhưng cô vợ một mực nước mắt ngắn dài lặng thinh “biết rồi còn hỏi” thành hư chuyện. Nước mắt còn làm hỏng sự minh mẫn. Đứa trẻ bị sặc sữa mất cơ hội được sơ cứu kịp thời vì cả hai bậc sinh thành đánh mất tỉnh táo bởi dòng nước mắt hốt hoảng  từ bà mẹ.
Người ta nói “khóc khô nước mắt” chỉ là cách dùng chữ. Nước mắt đủ dùng cho bất kỳ ai đến cuối đời, nhưng dùng thế nào có lợi cho sức khỏe, đôi mắt và hòa khí gia đình, lắm khi là một nghệ thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rất mong bạn cho nhận xét