17 tháng 3 2010

Kiềm chế đồ chua


    Trên bàn ăn ngày tết người Việt bao giờ cũng có món dưa chua,củ kiệu và mới du nhập thêm kim chi xứ Hàn .Vị chua của đồ chua do lên men lactic giúp ngon miệng ,mau tiêu, chống ngán (dầu mỡ). Vị chua của hoa quả hầu hết có gốc vitaminC (axít ascorbic) giúp tăng đề kháng ngừa cảm mạo ( bệnh thời sự mấy ngày tết) .
Như vậy nói chung trên bàn ăn ngày tết ai siêng gắp đồ chua có vẻ là người biết …nhìn xa trông rộng . Thế nhưng thông thường cái gì yêu quá coi chừng ...mù quáng.

- An toàn thực phẩm vẫn là vấn đề số một. Nếu món chua của bạn lấy nguồn hàng chợ thì khó đoán trước bao tử của bạn có mệnh hệ gì mấy ngày tết không .Ngặt nỗi , đồ chua thì phải …chua nhưng không dễ nhận ra đâu là vị chua chính thống đâu là do hư hỏng ôi thiu!

- Nếu bạn tự hứa với lòng “vui xuân không quên béo phì” thì đĩa đồ chua có thể làm vỡ kế hoạch của bạn. Đơn giản vì chúng dễ ru ngủ bạn buông thả với mấy món dầu mỡ đến khi buông đũa thì đã ..lỡ làng .

- Bạn đang đau dạ dày mà dùng đồ chua (axít) chẳng khác nào đổ dầu vào lửa . Ngày tết mà làm ... thủng cái gì đó trong bao tử thì phiền to. Tương tự bạn trai nào khoái đưa cay chay với đồ chua không cần mồi cũng nên cẩn thận.

- Bạn đang có một chiếc răng thủng một lỗ nào đó trên men răng mà chưa kịp đến nha sĩ trám lại thì coi chừng món củ kiệu hay kim chi biến cái răng tội nghiệp của bạn từ bị thương nhẹ chuyển sang “loại khỏi vòng chiến đấu” luôn.

-Sau cùng nên nhớ đồ chua là món lên men nên cũng con chú con bác với cồn, nghĩa là cũng có thể gây say xỉn nhẹ hay hồi hộp, tim đập mạnh ở những bạn quá nhạy cảm .

- Thật ra cũng chẳng phải vấn đề gì lớn ( ăn tết mà cứ gắp là lo thì còn gì là xuân) miễn là có quan tâm đề phòng chút ít là ổn thôi!