08 tháng 2 2012

Đối đầu với... “thần phong” tự nhiên

Doi dau voi than phong tu nhien


+ Vừa rồi bạn em bị ong đốt phải đi cấp cứu. Sắp tới em cùng gia đình về quê nghỉ hè, chỗ đó lại có nhiều tổ ong... soobyty@...)
- Họ nhà ong có vài vị giỏi xài độc như ong vò vẽ, ong bắp cày, ong bầu, ong mật... Lối sống bầy đàn cộng bản năng giữ gìn cương thổ rất cao, khi có biến thì “thất phu hữu trách” nên những đòn tấn công của ong thường khá nguy hiểm. Ong tiêm nọc qua chiếc “xilanh” lợi hại đặt ở chóp bụng.
Độc tính nọc ong thay đổi tùy loại, tùy “liều lượng” (ong hay tấn công tổng lực) và tốc độ xâm nhập của nọc. Triệu chứng từ nhẹ đến nặng: đau nhức, sưng tấy, phù nề toàn thân, ngạt thở, sốc nhiễm độc (dị ứng) nếu nặng có thể tử vong.
Vài vị trí trên cơ thể nếu bị dính đòn thường rất nguy hiểm như niêm mạc miệng, mũi, lưỡi (sưng to gây hẹp đường thở) và mắt. Đáng sợ hơn cả là bị đốt ngay vào... tĩnh mạch (giống như tiêm ven trực tiếp nên nọc độc vào máu lên tim, não, thận rất nhanh). Trẻ em dễ nguy kịch hơn người lớn.
Không may bị ong đốt cần nhanh chóng loại bỏ và ngăn độc tố đi sâu vào trong bằng cách làm garô phía trên vết đốt, nặn máu vết thương, xối rửa bằng nước lạnh và xà phòng, bôi thuốc sát trùng (chống nhiễm trùng).
Giảm đau bằng cách chườm nước đá, uống thuốc giảm đau. Dùng thuốc kháng histamin uống hay thoa tại chỗ chống ngứa và dị ứng. Nếu tình trạng nạn nhân quá xấu cần đưa đến bệnh viện ngay.
BS ĐỖ MINH TUẤN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rất mong bạn cho nhận xét