09 tháng 10 2010

Trẻ con vs muỗi vằn


  • Mùa mưa cũng là mùa sốt xuất huyết. Các bậc phụ huynh lại phải lo toan việc bảo vệ cục cưng trước những đòn ám muội đến từ đám muỗi vằn Aedes aegypti.
 Những biện pháp kinh điển như ngủ mùng, mặc áo quần dài, đuổi diệt muỗi, phá ổ đẻ, diệt lăng quăng…có thể vẫn chưa làm yên lòng các ông bố bà mẹ, bởi “ngân hàng máu” chính của chúng là trẻ con lại có rất ít kỹ năng tự đề kháng.

  • Dưới đây là một số đề xuất giúp phụ huynh tặng cho trẻ thêm kỹ năng tự vệ trước đám muỗi vằn:

-          Mải chơi và không nhận biết mối nguy nên cô cậu thường coi như pha mấy chú muỗi lởn vởn hay đáp lên người chúng “xin tí huyết”. Hãy giúp trẻ có một “phản xạ” cảnh giác với bất kỳ cái gì vo ve xung quanh. Để đạt kỹ năng này, trẻ cần được làm tốt công tác tư tưởng về tội trạng của muỗi vằn ,qua giảng giải của bố mẹ, tivi , sách báo, từ gương nhãn tiền bạn bè phải bỏ cuộc chơi vào nằm viện vì sốt xuất huyết.

-          Cảnh giác đi đôi với hành động. Quạt tay là phương tiện xua muỗi từ xa lợi hại. Tại sao không tặng trẻ kỹ năng phe phẩy chống muỗi “cận chiến”này? nhất là có thể thay quạt bằng những vật trong tầm tay trẻ như quyển vở, cuốn truyện tranh, bảng viết. Còn một kiểu quạt không dùng quạt là dạy trẻ luôn vung vẩy tay chân. Tất nhiên không dễ dụ một đứa trẻ chịu suốt ngày phe phẩy quạt “tiên phong đạo cốt” nhưng kiên trì vẫn có thể thành công .

-          Mẩn đỏ ngứa là dấu vết hiện trường chứng minh một chú muỗi đã “chén đẫy”trên da thịt trẻ. Hãy chỉ trẻ cách nhận biết và ghi nhớ chúng để báo cáo bố mẹ. Tất nhiên chuyện đã rồi, nhưng nhờ đó phụ huynh có thêm chỉ điểm về địa bàn “hành nghề” của muỗi mà trẻ hay lui tới để tìm và diệt. Trẻ ở tuổi mầm non về nhà mình đầy “thương tích”,cũng là cơ sở để phụ huynh báo nguy với các cô dạy trẻ .

-          Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh số một của sốt xuất huyết và có đặc điểm nhân dạng không đụng hàng với những loài muỗi khác. Nhận diện muỗi vằn trước đánh động cảnh giác, sau lỡ trẻ bị muỗi đốt thì đó là dấu hiệu giúp phụ huynh đặc biệt theo dõi sức khỏe trẻ ( thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết, tức từ lúc muỗi đốt đến lúc phát bệnh, từ 2- 15 ngày). Tất nhiên không phải đợi lúc mục sở thị muỗi đốt mới đề phòng, nhưng dù sao các ông bố bà mẹ cũng yên tâm phần nào nếu kẻ thủ ác không phải là Aedes aegypti. Không thành vấn đề với người lớn, trẻ lớn, nhưng với trẻ nhỏ nhìn ra muỗi vằn không dễ. Khó nhưng có thể làm được,chẳng hạn dùng chính xác mấy chú muỗi vằn “đền nợ máu” làm dụng cụ trực quan cho trẻ. 
      Trên đây chỉ là những kỹ năng  bỗ trợ ,có vẻ hơi vụn vặt, nhưng thêm phương tiện tức thêm cơ hội giúp trẻ “tai qua nạn khỏi” với dịch nạn sốt xuất huyết đến hẹn lạ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rất mong bạn cho nhận xét