21 tháng 8 2010

Khuê môn bất xuất

TT - * Tôi 20 tuổi, sắp lập gia đình. Vừa rồi nghe dì tôi nói hồi nhỏ tôi bị tật “cửa mình kín”, bác sĩ phải tách ra. Qua tìm hiểu tôi đoán đó là tật màng trinh dày, liệu có đúng không? Nếu có thì tôi đã bị rách màng trinh oan uổng?
TH.NGUYỆT (Kiên Giang)
- Trước hết từ “cửa mình” theo cách hiểu thông thường hơi đa nghĩa: âm hộ, âm đạo hay vùng sinh dục chung chung. Hiểu để phân biệt vì nói đến dị tật “cửa mình” có cả hẹp, dính âm hộ hoặc âm đạo và cả hai đều liên quan đến kín.
Trường hợp của bạn có vẻ nghiêng về hướng màng trinh kín như bạn nghĩ (nếu diễn giải rõ phải là “màng cửa mình” kín phải rạch thì sát nghĩa hơn, tách thường đi đôi với dính).
Hầu hết màng trinh đều có một hay nhiều lỗ nhỏ để thoát dịch âm đạo và kinh nguyệt. Như vậy “chiếc then cài tạo hóa” đúng sách phải là một tấm chắn uyển chuyển có trong có ngoài, có kín có hở. Rắc rối ở chỗ một số bé gái sinh ra với màng trinh “bế quan” hoàn toàn gây lắm phiền toái, nhất là vào tuổi dậy thì. Ở đây cần phân biệt màng trinh kín và dày, bởi chúng có liên đới đến chuyện chăn gối sau này. Chẳng hạn với tật màng trinh dày, dù vẫn hở, thì có khi tân lang phải “quá tam ba bận” mới hoàn tất đêm tân hôn.
Trở lại tình trạng của bạn, cách xử lý đơn giản là chỉ cần một nhát rạch nhỏ trên màng trinh (thông thường thực hiện vào tuổi dậy thì). Về vấn đề còn - mất, bạn không cần quá lo, các bác sĩ có làm gì cũng nghĩ xa cho bệnh nhân. Nghĩa là người ta chỉ mở một ngách hẹp đủ thực hiện việc tiêu thoát, không cần mạnh tay dao kéo vô tình. Ngay cả khi “tấm màn nhung tử cấm thành” mắc lỗi kép vừa kín vừa dày thì chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý giãi bày giúp tân lang an lòng “thua keo này bày keo khác”.
Không có loại màng trinh nào “siêu bền” suốt đời cả, cùng lắm lại nhờ đến dao kéo của bác sĩ là ổn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rất mong bạn cho nhận xét